Kiến trúc là nghệ thuật chơi đùa với ánh sáng. Nếu kiến trúc ngoại thất quan tâm hàng đầu là ánh sáng tự nhiên thì nội thất, sự quan tâm ấy lại dành cho ánh sáng nhân tạo – hệ thống chiếu sáng trần. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những xu hướng mới nhất, đang thịnh hành và được ưa chuộng trong thiết kế nội thất.
Ngoài ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo là một phần không thể thiếu của công trình, đặc biệt là vào ban đêm, hoặc những không gian không có đủ ánh sáng tự nhiên, cần bổ sung thêm nguồn sáng để sử dụng hoặc theo ý đồ trang trí của người thiết kế.
Ánh sáng nhân tạo có nhiều dạng, nhưng có thể chia làm 3 dạng chỉnh: ánh sáng trung hòa, ánh sáng dẫn hướng và ánh sáng tập trung (chiếu điểm). Bài viết này cũng sẽ tập trung phân tích về các xu hướng kết hợp thiết kế trần cho ba loại ánh sáng nhân tạo này.
Đầu tiên, ánh sáng trung hòa được bố trí theo nguyên tắc phân tán đều, giúp bổ sung hoặc cung cấp ánh sáng để không gian đủ sáng để sử dụng như: không gian làm việc, sinh hoạt. Với không gian làm việc, thiết bị chiếu sáng có góc mở rộng, chỉ số hoàn màu cao, nhiệt độ màu phù hợp 5000k – 6500K, bố trí đèn tối ưu tại những nơi bố trí bàn làm việc.
(Minh họa không gian làm việc với trần 600×600 clip-in)
Hệ trần thường được thiết kế gọn gàng, cùng cao độ, ngay hàng thẳng lối. Việc này tưởng chừng sẽ tạo ra những thiết kế buồn tẻ, nhàm chán. Nhưng với sự cải tiến của vật liệu và sự sáng tạo không giới hạn của Kiến trúc sư, những không gian quy củ này trở nên sinh động hơn với những sự phá cách tưởng chừng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Không còn những ô vuông 600×600 truyền thống, thay vào đó là sự kết hợp nhiều kích thước với bề rộng và chiều dài khác nhau:
(Minh họa trần 300C và các loại trần tuyến tính)
Việc kết hợp màu sắc cũng là một giải pháp và xu hướng được ưa chuộng của các nhà thiết kế, những mảng màu tạo hình với màu sắc khác nhau tạo ra không gian sinh động nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố về kĩ thuật công trình cũng như tiêu chuẩn chiếu sáng.
Trên đây là hình ảnh nội thất văn phòng làm việc của công ty Hunter Douglas Indochina, sử dụng trần clip-in 600×1200 kết hợp trần 300C và các màu sắc khác nhau trong bộ màu nhận diện thương hiệu.
Xu hướng tiếp theo là cách bố trí đền chiếu điểm kết hợp với các hệ trần tùy biến.
Với những không gian yêu cầu tính thẩm mỹ cao như Showroom, sảnh khách sạn, trung tâm thương mại,… thì thiết kế trần được tùy biến với ngôn ngữ tạo hình rất đa dạng, khi đó, các quy tắc đồng phẳng trong thiết kế truyền thống sẽ không đáp ứng được. Lúc này, đèn chiếu điểm phát huy tối đa lợi thế, với việc dễ dàng thay đổi cao độ, thiết kế dễ kết hợp với các ngôn ngữ tạo hình, khi đó, đèn không chỉ có chức năng chiếu sáng mà trở thành một phần của bố cục tạo hình.
(Trần lượn song Parametric Baffle tại showroom Hunter Douglas Indochina kết hợp đèn thả)
(Trần Baffle tại dự án AEON Mall Hà Đông)
(Trần Customized tại dự án AEON Mall Hà Đông)
Xu hướng tiếp theo mà bài viết đề cập đến, đó là hệ thống chiếu sáng và trần tuyến tính mang tính định hướng không gian, thường được sử dụng phổ biến trong các hành lang.